7 nguyên tắc trong quản lý chuỗi cung ứng
Để cân bằng được nhu cầu của khách hàng với tăng trưởng có lãi, các công ty đã ngày càng đẩy mạnh việc cải tiến mạnh mẽ hoạt động quản lý chuỗi cung ứng. Những nỗ lực của họ được thể hiện trong bảy nguyên tắc của quản lý chuỗi cung ứng mà nếu vận dụng nhuần nhuyễn có thể đẩy mạnh doanh số, kiểm soát chi phí và tối ưu hóa việc sử dụng tài sản cũng như sự hài lòng của khách hàng. Những vận dụng thành công các nguyên tắc này đã chứng minh một cách thuyết phục rằng bạn có thể làm hài lòng khách hàng đồng thời với việc đảm bảo sự tăng trưởng có lãi.
7 Nguyên Tắc:
1. Phân khúc khách hàng dựa trên nhu cầu
2. Cá biệt hóa mạng lưới logistics
3. Lắng nghe những tín hiệu của nhu cầu thị trường để lên kế hoạch phù hợp
4. Khác biệt hóa sản phẩm gần hơn với khách hàng
5. Tìm kiếm nguồn cung một cách có chiến lược
6. Phát triển chiến lược ứng dụng công nghệ thông tin trong suốt chuỗi cung ứng
7. Áp dụng các hệ thước đo hiệu quả theo nhiều kênh
Các nhà quản lý ngày càng cảm nhận vai trò đứng mũi chịu sào của mình trong cuộc kéo co giữa một bên nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng và bên kia là nhu cầu tăng trưởng và sinh lãi của công ty. Nhiều người trong số họ đã phát hiện ra rằng họ có thể giữ cho sợi dây kéo co ấy không bị đứt và trên thực tế họ còn đạt đuợc sự tăng trưởng có lãi bằng cách đặt quản lý chuỗi cung ứng thành nhân tố chiến lược.
Một nhà quản lý am tường sẽ dễ nhận ra hai yếu tố quan trọng. Thứ nhất, họ nghĩ về chuỗi cung ứng như là một chuỗi tổng thế – các mối liên kết có liên quan đến quản lý dòng chảy sản phẩm, dịch vụ và thông tin từ những nhà cung ứng của nhà cung ứng đến khách hàng của khách hàng của họ (nghĩa là các kênh khách hàng bao gồm cả nhà bán sỉ và bán lẻ). Thứ hai, họ theo đuổi những giá trị hữu hình – tập trung vào tăng trưởng doanh số, tối ưu việc tận dụng tài sản và giảm chi phí.
Khi gạt bỏ quan điểm truyền thống khi xem 1công ty và các bộ phận liên quan của nó là những nhân tố độc lập riêng rẽ, các nhà quản lý đã nhận ra thước đo thực sự của thành công chính là mức độ phối – kết hợp giữa các hoạt động trong suốt chuỗi cung ứng để tạo ra giá trị cho khách hàng, đồng thời gia tăng lợi nhuận từ những mối liên kết trong chuỗi.
Kết quả khảo sát về những sáng kiến cải tiến quản lý chuỗi cung ứng tại hơn 100 nhà sản xuất, phân phối và bán lẻ cho thấy rất nhiều công ty đã có những thành công vượt bậc trong khi một số khác lại thất bại thảm hại. Những sáng kiến thành công góp phần vào sự tăng trưởng kinh doanh mang nhiều sắc thái khác nhau. Về cơ bản, đó đều là những nỗ lực lớn bao gồm những thay đổi cả về mặt chiến lược lẫn chiến thuật. Chúng cũng phản ánh một cách tiếp cận cơ bản, nhìn chuỗi cung ứng theo hướng đầu cuối và những nỗ lực phối hợp để đạt được sự cải thiện tổng thể – cả về doanh số, chi phí và mức độ tối ưu hóa tài sản – hơn là là tổng số của các phần riêng rẽ.
Những nỗ lực không thành công cũng có những điểm chung. Chúng thường hướng tới nhận định theo chức năng và tập trung hẹp và thiếu nền tảng bền vững. Các hoạt động thay đổi không phối hợp được với nhau xảy ra ở nhiều bộ phận phòng ban, đưa công ty vào 1 tình thế nguy hiểm được mô tả ví von là “chết lâm sàng vì hàng ngàn sáng kiến”. Nguyên nhân thất bại nằm ở chỗ ban quản trị hiếm khi phát hiện ra những yếu tố cần sửa đổi. Điều này cũng cho thấy việc phát triển và triển khai kế hoạch chuyển đổi chuỗi cung ứng có liên quan đến nhiều đối tượng (cả trong và lẫn ngoài công ty).
Để giúp các nhà quản lý có những quyết định đúng đắn trước khi triển khai quản lý chuỗi cung ứng, chúng tôi đã rút tỉa kinh nghiệm các công ty thực hiện thành công các sáng kiến của họ thành 7 nguyên tắc nền tảng cho quản lý chuỗi cung ứng.
Gắn với 7 nguyên tắc này là việc cân bằng sự co kéo giữa dịch vụ khách hàng và mức tăng trưởng lợi nhuận của công ty. Bằng cách xác định chính xác yêu cầu của khách hàng và phối hợp tốt toàn bộ chuỗi cung ứng để đáp ứng yêu cầu này nhanh hơn, rẻ hơn và tốt hơn, các công ty sẽ nâng cao sự hài lòng của khách hàng cũng như hiệu quả kinh doanh. Nhưng không phải lúc nào cũng có thể đạt hoặc duy trì được sự cân bằng này. Mỗi công ty – có thể là nhà cung cấp, sản xuất, phân phối hay bán lẻ – phải vận dụng 7 nguyên tắc này vào chiến lược quản lý chuỗi cung ứng sao cho phù hợp với điều kiện thực tế nhất. Không có mẫu số chung về cách áp dụng cho 2 công ty.