ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC Phải chăng chỉ để xét lương nhân viên?
Cứ đến định kỳ mỗi năm một hoặc hai lần, các trưởng phòng ban lại tất bật, vừa thực hiện ‘nghĩa vụ’ đánh giá nhân viên, vừa phải lo công việc của phòng ban. Thông thường thì các trưởng phòng ban ưu tiên công việc chuyên môn hơn, nên việc đánh giá nhân viên được thực hiện một cách chiếu lệ theo tinh thần “miễn là lương nhân viên được điều chỉnh, và kết quả đánh giá không làm mếch lòng nhân viên là được”. Kết quả là nhân viên chán nản và bất mãn vì năng lực và đóng góp của họ không được công nhận một cách xứng đáng, và không có cơ hội để học hỏi và phát triển.. Rốt cuộc hiệu quả công việc của nhân viên vẫn “dậm chân tại chỗ”..
Khóa học “Đánh giá hiệu quả công việc – phải chăng chỉ để xét lương nhân viên?” giúp các nhà quản lý thay đổi quan điểm nói trên. Mục đích chính của việc đánh giá là để xác định được mức độ và cách thức hoàn thành công việc của nhân viên so với yêu cầu của công việc, từ đó cấp quản lý công nhận năng lực và đóng góp của nhân viên một cách xứng đáng, và có kế hoạch phát triển năng lực toàn diện cho nhân viên. Người học sẽ được thực hành các công cụ và kỹ năng đánh giá sao cho nhân viên cảm thấy ”thích thú khi được đánh giá” và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhờ đó ngày càng phát triển.
Đối tượng tham dự
Khóa học “Đánh giá hiệu quả công việc” được soạn thảo dành cho đối tượng là cấp quản lý, có nhân viên báo cáo trực tiếp cho mình. Họ có thể là Giám Đốc, Trưởng các Phòng/Ban chuyên môn hoặc Quản Đốc phân xưởng.
Giám đốc nhân sự và chuyên viên nhân sự phụ trách công tác đánh giá hiệu quả công việc có thể tham gia khóa học này để hiểu và hỗ trợ cấp quản lý thực hiện đánh giá hiệu quả làm việc một cách hiệu quả. Khóa học này không cung cấp kiến thức và kỹ năng xây dựng hệ thống đánh giá, chỉ tập trung trang bị kỹ năng đánh giá cho cấp quản lý trong doanh nghiệp.
Mục tiêu khóa học
Sau khi kết thúc khóa học, học viên có thể:
- Hiểu rõ tầm quan trọng của “Đánh giá hiệu quả công việc”
- Giải quyết triệt để các vướng mắc của Người đánh giá & Người được đánh giá” trong quá trình thực hiện
- Nắm vững qui trình đánh giá hiệu quả công việc
- Xem xét sự phù hợp của mẫu “Bản đánh giá hiệu quả công việc” với DN của mình
- Thực hiện một cách hiệu quả buổi trao đổi kết quả đánh giá với nhân viên
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện việc đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên tại DN
Thời lượng
Khóa học được thực hiện trong 2 ngày.
Nội dung khóa học
Chủ đề | Nội dung | Kết quả đạt được |
1. Những khó khăn thường gặp khi đánh giá hiệu quả công việc | · Những khó khăn thường gặp từ phía người đánh giá và người được đánh giá
· Thực trạng đánh giá hiệu quả công việc tại các doanh nghiệp |
· Cấp quản lý có thể lường trước được những khó khăn khi đánh giá hiệu quả công việc |
2. Các lợi ích của việc đánh giá hiệu quả công việc
|
· Lợi ích của đánh giá hiệu quả công việc
· Hiểu đúng về đánh giá hiệu quả công việc · Mục đích của đánh giá hiệu quả công việc |
Cấp quản lý có thể:
· giải thích được những lợi ích của việc đánh giá hiệu quả công việc không chỉ cho cấp quản lý mà cho bản thân nhân viên và doanh nghiệp · Cấp quản lý có thể mô tả những mục đích cụ thể của việc đánh giá hiệu quả công việc |
3. Qui trình và công cụ thực hiện đánh giá hiệu quả công việc | · Qui trình ĐGHQCV
· Bản ĐGHQCV · Các sai phạm thường gặp · Trao đổi với nhân viên về kết quả ĐGHQCV |
Cấp quản lý có thể:
· Giải thích các bước trong qui trình ĐGHQCV · Xem xét sự phù hợp của bản ĐGHQCV · Mô tả những sai phạm thường gặp khi ĐGHQCV · Thực hành kỹ năng trao đổi kết quả ĐGHQCV với nhân viên
|
4. Điều kiện thực hiện đánh giá hiệu quả công việc tại DN | · Xây dựng hệ thống ĐGHQCV tại doanh nghiệp
· Triển khai hệ thống ĐGHQCV · Vai trò của lãnh đạo, phòng nhân sự và cấp quản lý trong ĐGHQCV
|
· Cấp quản lý có thể mô tả những điều kiện để vận dụng thành công ĐGHQCV vào thực tế DN
|
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy dựa trên cách tiếp cận giải quyết vấn đề, thực hành và phát huy tối đa tính chủ động của học viên. Trong quá trình học, học viên được khuyến khích liên hệ thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp để phát hiện ra các vấn đề tồn tại. Vấn đề của học viên sẽ được phân tích trên lớp và sử dụng như các ví dụ minh họa sống động. Học viên sẽ thực hành các kỹ năng ngay tại lớp. Với vai trò là người dẫn dắt và hỗ trợ, giảng viên sẽ vận dụng phương pháp học tương tác để học viên chủ động tiếp nhận kỹ năng mới, thông qua những hoạt động như thảo luận nhóm, diễn vai, trò chơi, .v.v… Các bài tập ứng dụng là những gợi ý để học viên xây dựng kế hoạch hành động cá nhân để áp dụng tại doanh nghiệp của mình sau khóa học.
Giảng viên
Là những người đã có nhiều năm trải nghiệm quản lý trong lĩnh vực nhân sự và được Business Edge huấn luyện phương pháp giảng dạy theo công nghệ của Úc.